Các loại sơn dùng cho kết cấu thép

13/12/2019 | 10:18

Sơn phủ bề mặt kết cấu thép là công đoạn không thể thiếu trong quá trình sản xuất thi công kết cấu nhằm tạo bề mặt chống lại quá trình oxy hóa và tạo thẩm mỹ cho kết cấu.

Kết cấu thép được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày cũng như các ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp, viễn thông... và đi liền với đó là các loại sơn phủ bề mặt cũng như các công nghệ mạ để bảo vệ kết cấu khỏi sự ăn mòn từ môi trường bên ngoài. Chúng ta cùng tìm hiểu các biện pháp bảo vệ bề mặt của kết cấu thép.

 

Các phương pháp chống ăn mòn kết cấu nhà khung thép

Sắt thép là vật liệu rất dễ bị ăn mòn dưới tác dụng của môi trường bình thường, vì thế để đảm bảo tuổi thọ của sắt thép cần phải có 1 lớp áo bao phủ bề mặt cấu kiện với môi trường bên ngoài. Có rất nhiều phương pháp bảo vệ:

Mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân

Mạ kẽm nhúng nóng kết cấu thép

Tham khảo chi tiết* Bảo vệ ăn mòn cho nhà khung thép bằng phương pháp Mạ Kẽm. <= Click

 

Sơn tĩnh tĩnh điện kết cấu thép

Sơn phun bề mặt: sơn chống gỉ và sơn màu hoàn thiện

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu các loại sơn phủ kết cấu thép, là giải pháp rẻ nhất và thông dụng nhất cho các công trình kết cấu thép ngày nay, áp dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng và thi công nhà khung thép tiền chế.

 

Các loại sơn phủ bề mặt kết cấu thép

các loại sơn dùng cho kết cấu thép

Sơn kết cấu thép được sử dụng 3 loại chính: sơn Alkyd, sơn Epoxy và sơn PolyUrethane (Pu)

Sơn Alkyd

Sơn alkyd là loại sơn phổ biến dùng để sơn các cấu kiện kết cấu thép.

Sơn kết cấu có 2 loại: sơn chống rỉ và sơn phủ trang trí.

Sơn kết cấu thép được ứng dụng cho nhiều dạng công trình: cổng, tường rào, lan can ban công, dàn mái nhà ở dân dụng, tòa nhà văn phòng, kết cấu các nhà máy nhà xưởng, khung thùng xe tải vận chuyển hàng hóa...

Đặc điểm của sơn Alkyd:

Vì là sơn 1 thành phần nên rất dễ và tiện lợi khi thi công

Sơn khô nhanh và khả năng bám dính tốt

Khả năng chống rỉ sét tốt và bền màu trong môi trường ăn mòn thường

Màu sắc: Thông thường sơn chống rỉ alkyd có màu xám (ghi) và màu nâu đỏ, còn sơn phủ kết cấu thép alkyd có nhiều màu sắc lựa chọn: Ghi sáng, ghi tối, vàng, xanh lá, xanh dương, trắng...

Độ phủ của sơn alkyd: Độ phủ của sơn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bề mặt cần sơn, tay nghề và thiết bị dụng cụ sơn, công tác chuẩn bị bề mặt và mục đích sử dụng. Với hàng kết cấu thép thông thường, cấu kiện thường được sơn 1 lớp chống rỉ và 2 lớp sơn màu. Tổng chiều dày màng sơn ~ 75 micro mét

màu sơn Alkydmàu sơn Alkyd

Bảng màu sơn Hải Phòng

Sơn Epoxy 2 thành phần

Là loại sơn gồm 2 thành phần: Thành phần A (phần sơn) và thành phần B (chất đóng rắn)

Để hiểu rõ hơn về sơn Epoxy, xem thêm bài viết: Sơn Epoxy là gì?

Sơn epoxy cho kết cấu thép có khả năng chống mài mòn với sức đề kháng tốt với nước biển, dầu thô, dầu nhiên liệu và mài mòn.

Đặc điểm của sơn  Epoxy:

Sơn epoxy dùng cho kết cấu thép áp dụng được trên cả thép mới hay cũ. Tuy nhiên, độ bám dính của sơn Epoxy không tốt bằng sơn Alkyd, do đó công tác vệ sinh và tạm nhám  bề mặt kết cấu thép là rất quan trọng để đảm bảo màng sơn là đảm bảo ko bị bong tróc, sứt mẻ.

Không giống như sơn kết cấu thép alkyd, sơn epxoy sau vài tiếng bị đóng rắn sau khi trộn 2 thành phần với nhau do đó chỉ nên trộn lượng sơn vừa đủ để thi công hết trong khoảng thời gian sống của sơn, tránh lãng phí.

Sau khi trộn xong sơn, dùng ru lô, cọ quét sơn hoặc máy phun sơn phủ trực tiếp sơn epoxy kết cấu thép lên bề mặt cần sơn.

Sơn Poly Urethane (PU)

Sơn kết cấu thép PU dùng để bảo vệ lâu dài cho các thiết bị máy móc, kết cấu sắt thép nội ngoại thất, bồn chứa công nghiệp, hệ thống ống ngầm, ống gió, kết cấu cầu, tàu thuyền...

Đặc điểm của sơn PU

Khô nhanh, bề mặt cứng

Chịu mài mòn, va đập tốt

Chống chịu được với môi trường ăn mòn khắc nghiệt

Chịu UV, dung môi, hóa chất rất tốt

Bám dính rất tốt trên bề mặt lớp sơn chống gỉ hệ Epoxy, alkyd đã được làm sạch

Màu sắc đa dạng giống như sơn alkyd và sơn Epoxy

Quy cách đóng gói và độ phủ của sơn kết cấu thép polythane tương tự như sơn epoxy kết cấu thép 2 thành phần.

Cách sử dụng sơn PU

Các bước tiến hành thi công và những lưu ý tương tự như khi thi công sơn epoxy. Số lớp thi công là 1 lớp sơn lót epoxy chống rỉ + 02 lớp sơn phủ.

 

So sánh các loại sơn Alkyd, sơn Epoxy và sơn PU

Việc quyết định sử dụng loại sơn kết cấu thép nào và độ dày lớp sơn phụ thuộc vào yêu cầu bảo vệ trong từng môi trường của dự án. Tiêu chuẩn Mỹ có đề cập vấn đề này:

Trong điều kiện môi trường bình thường: Sử dụng sơn Alkyd

Trong điều kiện môi trường ăn mòn: Sơn Epoxy

Trong điều kiện môi trường hóa chất khắc nghiệt: Sơn PU

Về giá thành: Giá các loại sơn tăng theo thứ tự: sơn alkyd, sơn Epoxy và sơn PU

 

Bài viết tham khảo:

Cách âm, cách nhiệt cho nhà khung thép<= Click

Viết bình luận

Tên

Email

Mã bảo mật

 

0933332486
0.04187 sec| 1375.758 kb